SYMPOSIUM
Đặng Anh Trung
Là một trong hai sinh viên đầu tiên sang du học Nhật Bản theo chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 1990, tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học khoa học công nghệ Toyohashi năm 1998. Là người nước ngoài đầu tiên tham gia nghiên cứu, phát triển phân tích tiếng Nhật tại Just System, công ty đầu tàu về xử lý tiếng Nhật của Nhật Bản. Là thành viên của TIS, công ty hàng đầu về lĩnh vực IT ở Nhật Bản, từ năm 2003 cho đến nay.
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TẠI DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN (Lần 1)

Time: 2013-07-13 09:30:00
Location: Phòng Hội nghị Tập đoàn tư vấn iGlocal, Tầng 14, Tòa nhà Maritime Bank, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP.HCM


Chuỗi chuyên đề “Bí quyết thành công tại các doanh nghiệp Nhật Bản” là nỗ lực của HRnavi nhằm tạo cho các anh chị đang công tác ở những doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cơ hội được giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chuyên đề này đã nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình và nhiều phản hồi tích cực, đặc biệt có 46 anh chị đã dành thời gian đến chia sẻ trực tiếp vào ngày thứ bảy 13/07 vừa rồi.
Nguyễn Đình Phúc
Tốt nghiệp Thạc Sĩ Trường Đại Học Kyoto (Nhật Bản). Sau 10 năm học tập và công tác tại Nhật, năm 2006 về Việt Nam công tác tại công ty tư vấn SCS (Việt Nam) Co., Ltd (tiền thân của I-GLOCAL) trên cương vị trưởng đại diện Chi Nhánh Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2010, điều hành công ty tư vấn tuyển dụng iGlocal Resource với thương hiệu HRnavi.

Chuỗi chuyên đề “Bí quyết thành công tại các doanh nghiệp Nhật Bản” là nỗ lực của HRnavi nhằm tạo cho các anh chị đang công tác ở những doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cơ hội được giao lưu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chuyên đề này đã nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình và nhiều phản hồi tích cực, đặc biệt có 46 anh chị đã dành thời gian đến chia sẻ trực tiếp vào ngày thứ bảy 13/07 vừa rồi.


Anh Đặng Anh Trung – Diễn giả của buổi chuyên đề
Góp phần quan trọng cho sự thành công lần này, chúng tôi xin được cảm ơn anh Đặng Anh Trung, trưởng đại diện của TIS – Công ty IT hàng đầu Nhật Bản tại Việt Nam. Là một người tài năng, được đào tạo bài bản tại Nhật,
anh Trung đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình công tác cho các doanh nghiệp Nhật. Trên cương vị một người anh đi trước, muốn chia sẻ cho đàn em những kinh nghiệm quý báu, anh đã đến và trở thành diễn giả đầu tiên của chuỗi chuyên đề.

Theo anh Trung, để có được thành công thì Thiên, Địa, Nhân là 3 yếu tố quyết định. Anh đã giới thiệu một vài nghiên cứu khá thú vị về chu kỳ phát triển của các lục địa, các quốc gia qua chiều dài lịch sử. Những nghiên cứu trên giúp củng cố các dự đoán về việc Nhật Bản sẽ là trung tâm, là điểm sáng của thế kỷ 21 này. Vì vậy theo anh, ta đã có được “Thiên thời” khi lựa chọn làm việc trong khối doanh nghiệp Nhật. Về “Địa lợi”, anh tự tin vào khả năng tiếp nhận và giao lưu giữa hai nước Việt – Nhật, vốn dĩ là hai vùng đất có nhiều điểm chung về diện tích cũng như văn hóa. Sau cùng là yếu tố “Nhân hòa”. Anh cho rằng không nhất thiết là chúng ta phải hoàn toàn thay đổi để “hòa” cùng với mọi người. Chúng ta nên đặt bản chất của mình thành “trọng tâm” để suy nghĩ và phát triển các mối quan hệ.

Trong tiếng Nhật, 3 chữ Thiên – Địa – Nhân sẽ tạo thành chữ Vương. Anh Trung ví von chữ “Vương” ấy là thành công của mỗi con người, vì đã là vương thì xem như một người đã có khả năng làm ra được hầu hết những điều mình mong muốn.

Ngoài ra anh Trung có lời khuyên cho mọi người là hãy định vị vị trí hiện tại và xác định rõ ràng phương hướng muốn đến. Giống như một con thuyền giữa biển khơi, để tìm được đất liền thì phải nắm chắc được hai yếu tố trên. Tuy rằng đây là một điều vô cùng khó, vì hiểu biết của mỗi người chúng ta về chính bản thân là rất mơ hồ. Nhưng chỉ khi xác định được mình muốn gì và vạch ra cách thực hiện cụ thể thì ta mới có thể có được thành công đích thực.

Sau những chia sẻ mang tính triết lý cao nhưng cũng đầy thú vị trên, anh Trung bày tỏ cách anh đã làm để có được thành quả như ngày nay. Tuy anh không nói rõ ra, nhưng qua câu chuyện của anh về những ngày đầu học tập tại Nhật Bản, về cách anh tra từ điển hằng đêm để vượt qua rào cản ngôn ngữ, có thể nhận thấy anh là người quyết tâm và luôn cố gắng hết mình. Đi kèm với khả năng học tập, làm việc đáng nể của anh, chắc hẳn đây là yếu tố quan trọng để anh từng bước leo dần lên những nấc thang danh vọng trong quá trình dài mười mấy năm. Một điểm đáng xem trọng khác ở con người anh là anh chưa bao giờ nghĩ cố gắng làm việc là để thăng chức. Anh chỉ muốn thể hiện khả năng và làm những điều mình cho là cần thiết, đúng đắn. Chắc hẳn cách suy nghĩ trên đã mang lại cho anh nhiều khó khăn, nhưng cũng chính vì thế mà anh có thể theo đuổi những hoài bão lớn khác của bản thân.

Kết thúc phần phát biểu xoay quanh chủ đề thành công, anh Trung, cùng với anh Phúc – Tổng giám đốc Công ty TNHH IGlocal Resource, người điều hành thương hiệu HRnavi – cũng dành thời gian để lắng nghe những suy nghĩ và giải đáp thắc mắc cho các anh chị tham gia chuyên đề. Trả lời cho câu hỏi “Cụ thể thì để phát triển lâu dài ở các công ty Nhật thì nên chú ý những điều gì?”, anh Trung khẳng định điểm mấu chốt là phải biết ai làm gì, quyền hạn ra sao và biết cách thảo luận trước khi ra quyết định. Vì theo anh Trung, đó là một phần văn hóa doanh nghiệp vô cùng quan trọng mà chúng ta phải hiểu để làm việc hiệu quả. Tuy rằng cách làm việc đó rất mất thời gian, phải thông qua nhiều cấp, nhưng chỉ như thế mới cho ra được đáp án mà mọi người đều đồng thuận.

Anh Trung và anh Phúc giải đáp thắc mắc của mọi người

Anh Phúc cũng có chung quan điểm với anh Trung. Anh nghĩ so với người Nhật, thì người Việt khá biếng nhác trong việc hội họp để thăm dò ý kiến của từng thành viên công ty. Theo anh, mỗi cá nhân chúng ta đều có lượng kiến thức giới hạn, vì vậy chúng ta cần dùng sức mạnh tập thể để có được nhiều ý tưởng và hạn chế các sai lầm. Ngoài ra, việc chúng ta bàn bạc, coi trọng ý kiến đóng góp của mọi người cũng sẽ giúp chúng ta nhận được sự hỗ trợ từ họ.

Anh Nguyễn Đình Phúc - Chủ tọa của buổi chuyên đềAnh Nguyễn Đình Phúc - Chủ tọa của buổi chuyên đềVới tư cách là nhà lãnh đạo của thương hiệu tư vấn nhân sự HRnavi, anh Phúc còn giải đáp thắc mắc về các tiêu chuẩn chọn nhân viên của doanh nghiệp Nhật. Qua hơn 10 năm gắn bó với văn hóa làm việc Nhật, anh Phúc cho rằng những nhân tố được doanh nghiệp Nhật đánh giá cao vẫn là sự chịu khó và quyết tâm hoàn thiện mình. Anh phân tích tuy rằng hiện tại dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Nhật đang dần thay đổi cách quản lý và lựa chọn nhân sự của mình, hướng đến việc tuyển dụng những nhân viên nổi trội để đóng vai trò như một “X-factor”, nhưng nếu các bạn là người thực sự yêu thích công việc và có tiềm năng nhất định thì vẫn có nhiều khả năng đạt được thành công.

Là một người có tâm, có tài, có tham vọng, anh Phúc mong muốn anh và dịch vụ tư vấn HRnavi do mình gầy dựng có thể trở thành người đồng hành cho các bạn, các anh chị đã và đang có nguyện vọng làm việc trong khối Nhật Bản. Anh cho biết thị trường này hiện nay là rất rộng mở với khoảng 1200 doanh nghiệp đang đầu tư vào Việt Nam. Anh mong muốn qua sự hỗ trợ của HRnavi, càng nhiều người Việt sẽ được trọng dụng và có khả năng giữ các vị trí chủ chốt quan trọng. Đó cũng chính là lý do anh quyết định tổ chức chuyên đề “Bí quyết thành công tại doanh nghiệp Nhật Bản”.

Buổi chuyên đề đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM đã kết thúc thành công tốt đẹp. Vào giữa tháng 8 này, HRnavi tại Hà Nội sẽ chia sẻ với các anh chị những câu chuyện thành công mới, hứa hẹn sẽ tiếp tục được đón nhận nhiệt tình như chuyên đề lần này.

Một lần nữa HRnavi xin chân thành cảm ơn anh Đặng Anh Trung cùng các anh chị đã quan tâm và dành thời gian đến để tham dự.

Trong buổi chuyên đề “Bí quyết thành công tại doanh nghiệp Nhật Bản” được tổ chức bởi HRnavi vào 13/07/2013, diễn giả khách mời Đặng Anh Trung và chủ tọa Nguyễn Đình Phúc đã cùng nhau chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm quý giá suốt thời gian làm việc trong các doanh nghiệp Nhật.

Bên cạnh đó, hai anh cũng đã giải đáp những thắc mắc của khách mời tham dự buổi chuyên đề, phần nào giúp họ tự tin hơn và có suy nghĩ thấu đáo hơn khi làm việc trong môi trường Nhật. Các anh đã có phần trao đổi với khách mời như sau:

Hỏi: Làm thế nào để làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp Nhật? Các kỹ năng cần thiết nào giúp cải thiện năng suất trong công việc?

Anh Trung: “Trong doanh nghiệp Nhật, các kỹ năng quan trọng cần có bao gồm: Hourensou, 5S và Kaizen. Cụ thể, 5S (sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc – sẵn sàng) là kỹ năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, nhằm tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp. Kỹ năng này không chỉ giúp đảm bảo khu vực làm việc luôn gọn gàng, giúp nâng cao năng suất mà còn làm tăng khả năng giải quyết sự việc khi có sự cố xảy ra. Kế tiếp, Kaizen là việc thay đổi bản thân để cải thiện hiệu quả công việc. Bất kỳ người làm việc nào có ý thức “Kaizen” thì họ đều không ngừng cải tiến từ những việc thật bình thường và cơ bản đến những việc to lớn hơn. Việc Kaizen bản thân sẽ hình thành thói quen trong ý thức của mọi người và họ luôn muốn phát triển để thành công hơn. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến Hourensou – kỹ năng quyết định sự thành công trong các doanh nghiệp Nhật. Hourensou có nghĩa là “báo cáo – liên lạc – bàn bạc”. Mọi cá nhân trong cùng tổ chức phải biết chia sẻ thông tin, nhận thức và giao tiếp với nhau. Điều này giúp thông tin trong tổ chức được chặt chẽ, mọi người có thể nắm thông tin, chủ động trong công việc để hỗ trợ nhau một cách hiệu quả nhất. Hiểu và sử dụng các kỹ năng trên một cách thuần thục sẽ mang lại kết quả cao trong công việc.”

Hỏi: Động lực nào thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam?

Anh Trung: “Với Nhật Bản, Việt Nam vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm đầy tiềm năng, đồng thời, đây cũng là thị trường nhân công với tiêu chí “rẻ” và “tốt””. Trong kinh doanh, khi tìm kiếm được một nguồn lực như vậy cũng tương tự như việc khai thác được một mỏ vàng. Doanh nghiệp Nhật hiểu rõ điều đó và họ ngày càng xúc tiến mạnh việc đầu tư vào Việt Nam.”

Hỏi: Các doanh nghiệp Nhật đòi hỏi những gì khi tuyển người Việt Nam?

Anh Phúc: “Doanh nghiệp Nhật muốn tuyển những người sẵn sàng làm việc, phấn đấu, rèn luyện vì công việc mình yêu thích để trở nên chuyên nghiệp và thành công. Chính vì vậy, doanh nghiệp Nhật không hề có thái độ trọng – khinh với những cá nhân có xuất phát điểm khác nhau. Thậm chí còn muốn tuyển những người có xuất phát điểm bình thường, nhưng có sự chịu khó, có ý chí và nghị lực vươn lên hoặc có tiềm năng phát triển cao trong một số lĩnh vực cụ thể.”